Hồ sơ khuyến nghị giao dịch hàng hóa phái sinh ngày 30.03.2020
Thị trường Nông sản và Nguyên liệu có diễn biến ngược với tâm lý dòng tiền bên thị trường chứng khoán. Mặc dù dòng tiền lớn liên tục chuyển về đồng USD, giá cả hàng hóa vẫn tăng cao đến từ hụt cung do ngừng các đơn hàng vận tải lớn vì đại dịch.
Các mặt hàng Nông sản mang tính thiết yếu vẫn tiếp tục tăng giá với nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc: đỗ tương, lúa mỳ. Trong khi đó, dầu tiếp tục bị rút ròng trong khi Bạc có khả năng bật tăng.
Dầu Brent
I/ Dòng tiền lớn
Cho đến thời điểm này, giá dầu đã chiết khấu về mức “chưa từng thấy”. Cụ thể, ngoại trừ giá vốn khoảng $11/ thùng từ dầu giếng còn có thể trụ lại được, các mặt hàng dầu đá phiến hay dầu giàn khoan đều đang bán dưới giá vốn. Đây là kết quả của cuộc chiến giá dầu đang diễn ra căng thẳng tại OPEC, Nga và Mỹ.
Cơ hội giao dịch dầu không xuất hiện khi chênh lệch giữa dòng tiền lớn và thị trường chung không đáng kể. Lượng vốn đầu cơ đã rút sạch và chạm ngưỡng “vô lý”. Do vậy, nên ưu tiên quan sát với mặt hàng dầu trong ngắn hạn.
II/Phân tích kỹ thuật: Dầu Brent
- Hỗ trợ: $20/thùng
Kháng cự: $30/thùng - Xu hướng: Giảm mạnh theo đà
Mẫu hình: giá tạo Gap giảm và theo đà phá vùng hỗ trợ mạnh sau cú nhún “Dead cat bounce”. - Chiến lược: Ưu tiên quan sát vì mức rủi ro giao dịch thời điểm này quá lớn. Cụ thể, RSX và MACD đều chạm ngưỡng đỉnh báo xu hướng giảm và bắt đầu đưa ra các tín hiệu sai lệch (nhạy với nhịp tăng và trơ lỳ với đà giảm).
III/ Chỉ báo Sentiment: Dầu Brent
Chỉ báo đảo chiều và áp lực chốt lời từ dòng tiền lớn đạt đến mức cao trong các chỉ báo định lượng. Qua đó đưa ra các dấu hiệu dòng tiền Bán khống với hợp đồng Dầu Brent chuẩn bị chốt lời. Nhưng cảnh báo đảo chiều còn thấp khi mức độ chỉ đạt 5%.
Nhìn vào các yếu tố dòng tiền, có thể thấy pha giảm của giá vẫn được củng cố khi độ bền xu hướng đạt đến 54%. Trong khi đó, lực Bán vẫn ép đến 4 lần lực Mua lên với sức mạnh giá chỉ ở mức 5%. Điều này cho thấy áp lực Bán đang trở nên bất chấp thị trường. Khi chiến tranh giá dầu vẫn còn, thì Dầu Brent chưa thể kỳ vọng phục hồi. Nhưng dư địa giảm đã hết. Do vậy nên ưu tiên vị thế quan sát trong lúc này.
Đỗ tương
I/ Xu hướng
Lực cầu đã quay trở lại thị trường Đỗ tương sau một thời gian dài bị lấn át. Dòng tiền vào thị trường khá thận trọng khi vẫn chưa vượt trên biến động giá thời điểm này. Vụ mùa xuân hè Đỗ tương đang vào cao điểm, nhưng diễn biến từ các quỹ đầu tư lại quá thận trọng ngay cả với giá thấp.
Đây chính là tác động không mong muốn từ đại dịch đang diễn ra. Cụ thể, rất nhiều hợp đồng Nông sản vật lý đang được đặt hàng với yêu cầu cách ly dài ngày trước khi cho thông quan. Điều này khiến cho cung cầu không gặp được nhau trong ngắn hạn, và đẩy giá hợp đồng tương lai biến động mạnh gây rủi ro lớn.
II/Phân tích kỹ thuật: Đỗ tương
- Hỗ trợ: $860/unit
Kháng cự: $890/unit - Tín hiệu: Bán.
Giá tạo mẫu hình điều chỉnh khi gặp phải kháng cự theo xu hướng. Các nến doji tại đỉnh xuất hiện khẳng định nhịp hồi kỹ thuật kết thúc. - Chiến lược: Giá biến động bật nảy mạnh khiến động lượng tăng nhanh. Nhưng thanh khoản giá giảm mạnh và mẫu hình phản ứng giá ngay vùng kháng cự Fib 50% ngụ ý tăng đã hết. Với nhiều dao động ngược chiều, nên ưu tiên quan sát với mặt hàng này do rủi ro cao.
III/Chỉ báo Sentiment: Đỗ tương
Diễn biến cân bằng giữa lực Mua và lực Bán với giá Đỗ tương Futures (26% vs. 23%) ngụ ý thị trường đang đạt mức cân bằng động. Nói cách khác, sự tham gia của dòng tiền lớn đầu cơ là không đáng kể. Bên cạnh đó, sức mạnh giá đạt đến 80% đi cùng động lượng (quán tính) lên đến 53% cho thấy đang có sự phân tranh mạnh giữa hai phe.
Mặc dù đà tăng giá vẫn còn (đạt 48%). Nhưng áp lực chốt lời (lực nén) lại lên đến 63% và mức độ cảnh báo đảo chiều lên 54% báo dư địa tăng giá không còn nhiều. Biến động giá và độ lệch chuẩn quá lớn đẩy rủi ro giao dịch tăng cao. Do vậy nên ưu tiên quan sát thay vì giao dịch trong ngày đầu tuần.