Hồ sơ khuyến nghị giao dịch hàng hóa phái sinh ngày 14.04.2020
Dòng vốn đổ vào thị trường phái sinh Hàng hóa trong phiên giao dịch đầu tuần tiếp đà lan tỏa. Hầu hết các kênh nông sản chính đều duy trì được mức phục hồi ổn định. Về nhóm năng lượng và nguyên vật liệu, cường độ được duy trì ổn định nhưng thiếu tính bứt phá thể hiện phần nào sự tiết chế của dòng tiền lớn trước lo lắng về kết quả kinh doanh kém tích cực tuần này. Qua đó, xác lập rủi ro dòng vốn chốt lời tại các vị thế ngắn hạn.
Bạc
I/ Dòng tiền lớn
Thị trường Bạc phản ứng đầu tiên trong nhịp phục hồi từ đà tăng toàn cầu. Mức nhạy của Bạc đến từ yếu tố đầu cơ là chính khi giá có liên quan chặt chẽ đến kênh Vàng. Việc Fed tuyên bố sẽ hỗ trợ thanh khoản 2.300 tỷ USD cho thị trường khiến cho lo lắng về đồng USD mất giá. Theo đó, dòng tiền đầu cơ tập trung vào kênh Vàng và Bạc nhằm đánh cược vào đà tăng của kim loại quý này.
Nhìn về góc độ vật lý, Bạc cũng được ghi nhận tích cực khi hàng loạt các nhà máy sản xuất lên kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu trở lại. Qua đó, tư duy giao dịch từ dòng tiền lớn trở nên tích cực và bộc lộ điểm Mua lên.
II/Phân tích kỹ thuật: Bạc
- Hỗ trợ: $1530/ounce
Kháng cự: $1614/ ounce - Xu hướng: Giá xác lập xu hướng tăng ngắn hạn.
Mẫu hình: tăng theo sóng 3 Elliot. - Chiến lược: Canh nhịp điều chỉnh kỹ thuật về vùng hỗ trợ mạnh $1530/ounce để mở vị thế Mua lên. Diễn biến đảo chiều từ RSX cho thấy dư địa tăng giá hiện tại không nhiều. Do vậy đợi nhịp chỉnh sẽ giảm thiểu rủi ro.
III/ Chỉ báo Sentiment: Bạc
Sức ép dồn lên giá thị trường Bạc trong nhịp này rất lớn. Cụ thể, sức mạnh giá đạt đến 81% trong một động thái phân tranh giữa hai lực Mua và Bán gần đều nhau. Độ bền xu hướng về mức thấp (25%) cho thấy Bạc cần một nhịp nghỉ trước khi kéo dài đà tăng trưởng.
Nhìn chung, xu hướng tăng vẫn được giữ vững mặc dù dư địa tăng trong ngắn hạn không còn quá nhiều khi lực nén (áp lực chốt lời) đã xuất hiện. Mức độ cảnh báo đảo chiều ngắn hạn cũng tăng cao. Và đặc biệt là mức rủi ro giao dịch Bạc rất lớn. Do vậy, nên cân nhắc lệnh Mua khi giá được điều chỉnh giảm về mức hấp dẫn hơn, thay vì Mua đuổi với mặt hàng này.
Coffee Robusta
I/ Xu hướng
Dòng tiền bắt đầu dội lên trở lại với mã cà phê Robusta. Nhưng đi cùng với dòng tiền là áp lực cung. Đây là lý do khiến cho tâm lý từ các quỹ đầu cơ lớn lệch về tiêu cực. Thêm vào đó, dư kho cà phê từ các vị thế tích trữ tháng 3.2020 cũng khiến cho lực Cầu nhanh chóng sụt giảm.
Độ bền xu hướng không hẳn được khẳng định, nhưng biến động giá cho thấy sự quyết tâm từ đội Bán. Với chênh lệch dòng tiền Bán tạo áp lực, khuyến nghị ưu tiên các lệnh Bán với mặt hàng này.
II/Phân tích kỹ thuật: Coffee Robusta
- Hỗ trợ: $1180/unit.
Kháng cự: $1200/unit - Tín hiệu: Bán.
Phân kỳ âm từ RSX và MACD cảnh báo vùng nền giá đang có dấu hiệu sập gãy.
OI tăng dội khẳng định Hedging đã sẵn sàng. - Chiến lược: Bán khi giá thủng nền hỗ trợ mạnh.
Thanh khoản rút mạnh với nhịp phục hồi không đáng kể khiến cho tư duy Bán quay trở lại thị trường này. Ưu tiên lệnh canh Bán tại vùng giá <$1180/unit.
III/Chỉ báo Sentiment: Coffee Robusta
Thị trường đang chứng kiến sự thận trọng của đà mua lên. Thực tế giá cà phê Robusta được chiết khấu rất sâu. Nhưng tiền mua bắt đáy lại không có. Điều này thể hiện rõ qua áp lực Bán vẫn dội lên mức 30% so với lực Mua lên đạt 16%. Sức mạnh giá yếu cho thấy phe Bán không phải mất quá nhiều công sức để có thể đưa giá về thấp hơn.
Động lượng giá đạt ở mức đáng kể trong khi mặt hàng này đang giao dịch ổn định, ngụ ý các lệnh Bán thăm dò đã bắt đầu. Với rủi ro thấp, nên tranh thủ các nhịp giá lao dốc để bám theo đà rơi.