Giá Arabica bất ngờ bật tăng gần 3% so với tham chiếu khi đồng Real của Brazil giảm sâu gây áp lực lên nhu cầu bán cà phê của nông dân nước này.

Đồng nội tệ của Brazil tăng mạnh trong phiên hôm qua, kéo theo tỷ giá USD/Brazil Real giảm %. Chênh lệch tỷ giá thu hẹp, đã phần nào hạn chế nhu cầu bán hàng của nông dân Brazil. Trước đó, giới chuyên gia cũng cảng báo, giá Arabica ở mức thấp như hiện tại có thể khiến nông dân không mặn mà với việc bán hàng vụ mới.

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê vẫn được đẩy mạnh bởi nông dân tại Uganda, quốc gia cung ứng cà phê nói chung lớn thứ 4 thế giới.

Uganda đã xuất khẩu 645.832 bao cà phê loại 60kg trong tháng 07 vừa qua, tăng 12% so với lượng cà phê vận chuyển ra nước ngoài trong cùng kỳ năm trước, Cơ quan Phát triển Cà phê Uganda (UCDA) cho biết.

Giá Robusta cũng ghi nhận mức tăng hơn 1% trong phiên hôm qua nhờ lực kéo từ giá Arabica cũng như lo ngại về vấn đề tồn kho Robusta trên Sở ICE đang ở mức thấp nhất từng ghi nhận kể từ năm 2016.

Cà phê Buôn Ma Thuột - Quá trình hình thành và phát triển

Giá bông đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp trong tuần này với mức tăng gần 2% so với tham chiếu trong phiên hôm qua. Sau khi chạm mức cao nhất trong hơn 2 tháng, chỉ số Dollar Index quay đầu suy yếu giúp kích thích lực mua trên thị trường.

Chỉ số Dollar Index giảm % trong phiên hôm qua, đồng nghĩa với việc đồng USD yếu đi và giá bông Mỹ trở nên bớt đắt hơn đối với khách hằng nắm giữ các loại tiền tệ khác. Điều này giúp kích thích lực mua gia tăng.

Hơn nữa, thị trường tiếp tục có xu hướng lo ngại về sản lượng bông tại Mỹ do nắng nóng kéo dài tại vùng sản xuất chính có thể gây tác động xấu lên cây bông.

Giá đường 11 cũng chứng kiến phiên tăng ấn tượng khi đóng cửa giá cao hơn khoảng 2% so với tham chiếu. Ấn Độ dự kiến cấm xuất khẩu đường sau 7 năm khiến thị trường gia tăng lo ngại vấn đề thiếu hụt nguồn cung trong niên vụ 2023/24.

Thị trường trở nên hoang mang trước tin đồn Ấn Độ, quốc gia cung ứng đường hàng đầu thế giới có thể cấm các nhà máy sản xuất đường tại quốc gia này xuất khẩu đường ra quốc tế trong niên vụ bắt đầu từ tháng 10 tới. Như vậy, Ấn Độ có thể không xuất khẩu đường sau 7 năm.

Trước đó, thị trường cũng đứng trước lo ngại vấn đề thiếu hụt nguồn cung đường trên phạm vi toàn cầu khi các hãng phân tích lớn đều dự đoán cán cung cung – cầu đường niên vụ 2023/24 sẽ thâm hụt do sự sụt giảm sản lượng tại các quốc gia sản xuất lớn như Ấn Độ, Thái Lan,… .

Ở chiều ngược lại, giá dầu cọ đã giảm xuống mức thấp nhất một tuần qua khi giá các mặt hàng dầu thực vật đối thủ đều suy yếu.

Hiệp hội các nhà sản xuất dầu cọ Nam bán đảo cho biết, sản lượng dầu cọ tại các nhà máy của hiệp hội này đã tăng tốt hơn dự kiến trong 20 ngày đầu tháng 08, cao hơn 7% so với cùng kì tháng trước.

Trả lời