
Hợp đồng tương lai lúa mì trên sàn Chicago giảm phiên thứ ba liên tiếp vào thứ Tư (2/12), giao dịch gần mức thấp nhất trong gần hai tháng do thiếu nhu cầu đối với hàng hóa từ Mỹ và nguồn cung toàn cầu được cải thiện. Ngô và đậu tương giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần.
Lúa mì
Hợp đồng lúa mì trên Sàn Giao dịch Chicago (CBOT) giảm 0,1% xuống 5,76-¾ USD/ giạ vào lúc 8:25 (giờ Việt Nam), sau khi giảm xuống 5,74 USD/ giạ, mức thấp nhất kể từ ngày 5/10, trong phiên trước đó.
Lúa mì giảm trong bối cảnh thiếu nhu cầu đối với nhà sản xuất Mỹ và Biển Đen tiếp tục giành được các đơn hàng lớn.
Nhà thu mua ngũ cốc chính của Ai Cập đã mua 170.000 tấn lúa mì của Nga và Ukraine trong một cuộc đấu thầu mua hàng quốc tế, trong khi lúa mì Hoa Kỳ không được hỏi mua.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ vào cuối ngày thứ Hai đã đánh giá 46% lượng lúa mì mùa đông của Hoa Kỳ ở tình trạng “tốt đến xuất sắc”, tăng từ mức 43% một tuần trước đó.
Tuy nhiên, xếp hạng đã giảm so với một năm trước, phản ánh tình trạng hạn hán ở phần lớn vùng đồng bằng Hoa Kỳ khi cây trồng bước vào giai đoạn ngủ đông.
Cục Kinh tế và Khoa học Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã nâng ước tính thu hoạch lúa mì năm 2020/21 của nước này lên 31,17 triệu tấn từ mức dự báo tháng 9 là 28,91 triệu.
Ngô và đậu tương
Ngô tăng 0,5% lên 4,18-½ USD/ giạ và đậu tương giảm 0,3% xuống 11,58 USD/ giạ. Đầu phiên, cả hai thị trường đều đạt mức thấp nhất kể từ ngày 17/11.
Ngô và đậu tương CBOT đang phải đối mặt với áp lực thanh lý dựa trên nguồn vốn và tình trạng thời tiết cải thiện ở Brazil và Argentina.
StoneX, một công ty môi giới ngũ cốc thương mại, đã nâng dự báo vụ đậu tương 2020/21 của Brazil lên 133,9 triệu tấn từ 133,4 triệu tấn trước đó.
Các quỹ hàng hóa nắm giữ các vị thế mua ròng khá lớn đối với hợp đồng tương lai ngô và đậu tương, khiến cả hai thị trường có xu hướng bị thanh lý kéo dài khi năm dương lịch kết thúc.
Tin tức thị trường
Thị trường chứng khoán châu Á tăng vào thứ Tư sau khi các chỉ số của Phố Wall đóng cửa ở mức cao kỷ lục nhờ vào hy vọng của các nhà đầu tư về một loại vắc xin giúp hạn chế sự lây nhiễm COVID-19 đang gia tăng và phục hồi kinh tế.
Nguồn: Agriculture.comlua