Kỳ vọng phục hồi với dấu hiệu dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ ít thay đổi vào cuối phiên giao dịch tuần trước. Nguyên nhân do diễn biến bất thường của dịch bệnh Corona khiến nhà đầu tư vẫn chưa hoàn toàn an tâm giao dịch các loại tài sản rủi ro thời điểm này. Tuy nhiên, các thông tin tích cực từ nền kinh tế vẫn đang hỗ trợ cho phố Wall, Bộ thương mại Mỹ cho biết doanh số bán lẻ không thay đổi so với tuần trước trong bối cảnh dịch corona bùng phát, 77% công ty thuộc SP500 đã báo cáo kết quả kinh doanh, thì co 72% công ty có lợi nhuận cao hơn dự báo.
Tính chung cả tuần qua, phố Wall ghi nhận đà tăng. Phiên cuối tuần, chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 0.09% xuống mốc 29,398.08 điểm, chỉ số SP500 tăng nhẹ 0.18% lên 3,380 điểm.
Vàng.
Giá vàng tăng lên mức cao nhất trong tuần khi tâm lý lo ngại dịch bệnh bùng phát khiến nhà giao dịch đưa dòng tiền đến cư trú tại các kênh tài sản an toàn. Theo đó, vàng giao ngay tăng 0.3% lên mức 1,581.25 USD/ounce, hợp đồng tương lai vàng cũng tăng 0.4% lên giao dịch ở mốc 1,585.5 USD/ounce.
Vàng dự báo sẽ giao dịch trong phạm vị 1,500-1,600 USD/ounce do những biến động của dịch bệnh và lãi suất thấp hơn của các ngân hàng trung ương nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Ngoài vàng, bạc cũng ghi nhận phiên giao dịch tích cực cuối tuần khi tăng 0.5% lên mốc 17.705 USD/ounce trong khi palladium giảm 0.87% xuống 2,330 USD/ounce.
Dầu thô
Dầu thô ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 6 tuần trở lại đây khi OPEC cùng Nga có thể cắt giảm thêm sản lượng để hỗ trợ giá dầu trước lo ngại nhu cầu tại Trung Quốc yếu đi do dịch bệnh.
Tuy nhiên, theo dự báo vào cuối tuần trước, nhu cầu dầu thô toàn cầu trong quý 1.2020 đạt tốc độ chậm nhất trong 10 năm trong bối cảnh dịch corona bùng phát gây áp lực giảm giá lên dầu thô. Cụ thể, giá dầu Brent giảm 0.33% xuống 57.13 USD/thùng, dầu WTI giảm 0.1% xuống 52.27 USD/thùng.
Nông sản.
Giá đậu nành vẫn tiếp tục xu hướng tăng khi Trung Quốc tăng nhập khẩu đậu nành Mỹ theo thỏa thuận giai đoạn 1. Xuất khẩu đậu nành từ Hoa kỳ sang Trung Quốc ghi nhận đạt mức thấp trong gần 2 tháng qua khi dịch bệnh corona bùng phát nhưng theo dự báo, nhu cầu sẽ tăng lên khi tình hình kinh tế ổn định trở lại. Hợp đồng tương lai đậu nành tăng 0.78% lên mức 9 USD mỗi giạ.
Lúa mì chịu áp lực giảm giá từ nguồn cung thế giới dồi dào mặc dù sản lượng ở một số nước xuất khẩu thấp hơn, điển hình là vụ mùa thu hoạch tại Nga. Theo đó, hợp đồng tương lai lúa mì giảm 0.51% xuống 5.4 USD/giạ.
Trong khi đó, hợp đồng tương lai ngô điều chỉnh giảm khi nhu cầu tại các quốc gia nhập khẩu chủ lực tiết chế trước ảnh hưởng của dịch cúm