Phố Wall đóng cửa trái chiều vào ngày cuối tháng nhưng có quý tăng thứ 4 liên tiếp

Phố Wall đóng cửa trái chiều vào ngày cuối tháng nhưng có quý tăng thứ 4 liên tiếp

Phố Wall đóng cửa ngày cuối cùng của tháng (31/03) với các diễn biến trái chiều, Dow Jones giảm 0,26%, S&P 500 tăng 0,36% và Nasdaq tăng mạnh hơn 1,54%.

Kết thúc tháng 3, Dow Jones tăng 6,6%, S&P 500 tăng 4,2% và Nasdaq tăng 0,4%.

Kết thúc quý I, Dow Jones tăng 7m8%, S&P 500 tăng 5,8% và Nasdaq tăng 2,8%.

Vào ngày hôm qua (31/03), Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu kêu gọi sử dụng sức mạnh từ chính phủ để tái định hình nền kinh tế số 1 thế giới và ứng phó với sự trỗi dậy của Trung quốc bằng đề xuất chi tiêu hơn 2.000 tỷ USD.

Vàng

Trong phiên giao dịch sáng ngày 1/4, giá vàng giao ngay tăng 0,06% lên 1.709,7 USD/ounce vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam), theo kitco. Trong khi , giá vàng giao tháng 6 giảm 0,38% xuống 1.709,05 USD.

Giá vàng đã tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (31/3) nhờ đồng USD suy yếu. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu leo tháng đã khiến kim loại quý ghi nhận quý giảm lớn nhất trong hơn 4 năm. 

Theo Reuters, vàng đã giảm hơn 9% trong quý I/2021, đánh dấu quý tệ nhất kể từ cuối tháng 12/2016. 

Ông David Meger, giám đốc phòng giao dịch kim loại tại High Ridge Futures, cho biết thị trường vàng tăng trở lại vì lợi suất trái phiếu ổn định và đồng USD giảm nhẹ từ đỉnh lập trong thời gian gần đây. 

Chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác trong rổ tiền tệ, đã rời khỏi đỉnh 5 tháng. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD giảm 0,11% xuống 93,21.

Kế hoạch kích thích cấu trúc khổng lồ của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã góp phần dấy lên lo ngại về lạm phát và theo đó hỗ trợ thị trường vàng, ông Meger nói. 

Vàng thường được xem là hàng rào chống lại lạm phát, nhưng sự gia tăng của lợi suất trái phiếu Mỹ đã thách thức danh hiệu này vì nó làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. 

Trên thị trường kim loại quý khác, giá bạch kim tăng 2,8% lên 1.186,49 USD/ounce và giá palladium tăng 1,3% lên 2.622,49 USD, và ghi nhận tháng tốt nhất kể từ tháng 2/2020.

Giá bạc tăng 1,5% lên 24,38 USD/ounce, nhưng đã giảm hơn 8% trong tháng 3.

Dầu

Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay với giá dầu Brent tiếp tục giảm mạnh sau khi lao dốc khoảng 2% vào phiên trước vì các lệnh phong tỏa mới tại châu Âu.

Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,69% lên 59,57 USD/thùng vào lúc 7h15 (giờ Việt Nam) ngày 1/4. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 giảm tới 1,64% xuống 63,12 USD/thùng. 

Giá dầu thô giảm khoảng 2% trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (31/3) vì lệnh phong toả mới tại châu Âu dấy lên lo ngại về vấn đề tiêu thụ nhiên liệu và triển vọng nhu cầu bi quan từ OPEC và các đồng minh trước khi bước vào cuộc họp quyết định việc hạn chế sản xuất.

Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua, giá hợp đồng dầu thô Brent giao tháng 5 giảm 0,9% xuống 63,54 USD/thùng. Hợp đồng này cũng đáo hạn vào ngày hôm qua. Trong khi, hợp đồng giao tháng 6 chốt phiên ở mức 62,74 USD, giảm 2,2%.

Giá dầu thô WTI của Mỹ đóng cửa ở mức 59,16 USD/thùng, giảm 2,3%.

Dầu thô Brent đã giảm 3,9% trong tháng 3 nhưng tăng 22,6% trong quý I/2021. Trong khi dầu WTI giảm 3,8% trong tháng 3 và tăng 21,9% trong quý.

Giá dầu tăng trong quý chủ yếu nhờ sự lạc quan về sự phục hồi nhu cầu nhiêu liệu sau khi vắc xin COVID-19 bắt đầu được tung ra thị trường vào năm mới, theo Reuters. 

Tuy nhiên, những hy vọng đó đã bị dập tắt trong tháng này trong bối cảnh các trường hợp nhiễm bệnh bùng phát trở lại, đe dọa xảy ra tình trạng quá tải tại các bệnh viện ở những quốc gia châu Âu và giảm nhu cầu về nhiên liệu.

Giá dầu kéo dài đà giảm trong ngày hôm qua sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra lệnh cho Pháp đóng cửa quốc gia lần thứ ba và cho biết các trường học sẽ đóng cửa trong ba tuần nhằm tìm cách ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ ba.

Việc điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thêm 300.000 thùng/ngày của OPEC+ trong năm nay cũng ảnh hưởng đến giá cả. OPEC+ sẽ nhóm họp vào thứ Năm (1/4) để quyết định về chính sách sản lượng.

Cũng trong ngày hôm qua, Ủy ban kỹ thuật liên hợp, cơ quan tư vấn cho nhóm các quốc gia sản xuất dầu gồm cả Arab Saudi và Nga, đã không đưa ra khuyến nghị chính thức nào, theo nguồn thạo tin. Theo hai nguồn tin, các bộ trưởng dự kiến sẽ xem xét các ý kiến gồm gia hạn thỏa thuận giảm sản xuất và tăng dần sản lượng.

OPEC+ đang hạn chế sản lượng ở mức hơn 7 triệu thùng/ngày trong nỗ lực hỗ trợ giá và giảm dư cung. Arab Saudi tăng lượng giảm thêm 1 triệu thùng/ngày.

Mặc dù vậy, đà giảm đã bị kìm hãm khi dự trữ dầu thô của Mỹ đã bất ngờ giảm vào tuần trước khi hoạt động của nhà máy lọc dầu tăng lên. Cụ thể, tồn kho đã giảm 876.000 thùng trong tuần trước, đi ngược lại dự đoán của các nhà phân tích là tăng 107.000 thùng, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết.

Ngoài ra, sản lượng dầu thô ở Mỹ, nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đã giảm xuống 11,1 triệu thùng/ngày trong tháng 1, và vẫn thấp hơn 13,1% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu hàng tháng mới nhất.

Nông sản

Đượng tương trên sàn giao dịch Chicaogo đóng cửa tăng ở mức cao nhất trong giới hạn một ngày, sau khi Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo diện tích gieo trồng năm 2021 giảm thấp hơn hầu hết các dự báo thương mại.

Đậu tương CBOT kỳ hạn tháng 5 đóng cửa tăng ở mức tối đa một ngày 70 US cent lên 14,36-3/4 USD/bushel, kỳ hạn tháng 11 – đại diện cho vụ năm 2021 tăng 70 US cent lên 12,56-1/4 USD/bushel.

Khô đậu tương kỳ hạn tháng 5 tăng tối đa một ngày 25 USD lên 423,2 USD/tấn.

Trả lời