
TT thị trường ngày 10/09/2021: Giảm tiếp 150 điểm, Dow Jones giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua 09/03, chứng khoán Mỹ đồng loạt tăng điểm sau khi lợi suất trái phiếu giảm, thúc đẩy nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu công nghệ.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa gần mức thấp nhất trong phiên, chỉ tăng 30,30 điểm, tương đương 0,1% lên mức 31.832,74 điểm. Tại mức cao nhất trong phiên, Dow Jones đã tăng hơn 300 điểm và chạm mức cao kỷ lục trong ngày. S&P 500 tăng nhẹ 1,4% lên 3.875,44 điểm.
Nasdaq tăng 3,69% đạt mức 13.073,82 điểm, ghi nhận phiên khởi sắc nhất kể từ tháng 11. Tesla đã tăng 19,6% sau chuỗi lao dốc liên tục 5 ngày và có mức tăng mạnh nhất trong 1 ngày kể từ tháng 02/2020. Cổ phiếu Facebook và Apple đều tăng hơn 4%, trong khi Microsoft và Netflix đều tăng ít nhất 2,5%. Amazon tăng 3,8%, trong phiên có lúc Nasdaq đã tăng đến 4,3%.
Cổ phiếu công nghệ đã tăng trở lại sau nhiều phiên giảm mạnh, ảnh hưởng bởi lợi suất trái phiếu ổn định. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm giảm hơn 5 điểm cơ bản xuống 1,54%. Lợi suất trái phiếu 10 năm giao dịch ở mức cao là 1,62% vào thứ 2 (08/03).
Nasdaq giảm hơn 2,4% trong phiên trước và đóng cửa ở mức thấp hơn 10% so với mức cao nhất kể từ ngày 12/02 và rơi vào vùng điều chỉnh. Những cổ phiếu tăng trưởng cao gần đây đã chịu áp lực khi lợi suất trái phiếu tăng cao khiến lợi nhuận trong tương lai của nhóm này trở nên kém hấp dẫn hơn hiện nay.
Nhiều cổ phiếu công nghệ nổi tiếng đã ghi nhận mức giảm 2 con số trong tháng qua, trong bối cảnh lo ngại về diễn biến của lợi suất trái phiếu. Ngay cả với sự phục hồi trong phiên này, cổ phiếu Apple vẫn giảm hơn 10% trong tháng qua, Tesla thì giảm hơn 20% trong tháng. Zoom Video và Peloton lần lược giảm 20% và 36% trong cùng thời gian.
Trong khi đó, sự phục hồi của các cổ phiếu hưởng lợi từ việc nền kinh tế đã mở cửa trở lại và cổ phiếu chu kỳ lại giao dịch tiêu cực vào ngày thứ Ba (09/03). Năng lượng là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm gần 2%, nâng mức giảm trong tháng 3 lên khoản 8%. Tài chính và công nghệ cũng giảm điểm trong phiên giao dịch ngày hôm qua.
Vàng
Giá vàng tăng gần 2% sau khi kết thúc phiên giao dịch hôm qua (09/03), nhờ lợi suất trái phiếu và đồng USD giảm.
Trong phiên giao dịch sáng nay (10/03), giá vàng giao ngay giảm nhẹ 0,01% xuống mức 1.716,4 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 5 tăng 0,02% đạt mức 1.714,45 USD/ounce.
Với tài sản không sinh lời, lợi suất giảm có thể mang tới đà tăng để kéo giá lên cao. Tuy nhiên dù giá vàng có thể duy trì đà tăng trong ngắn hạn, về cơ bản con lắc đang dao động về phía xu hướng giá xuống, đặc biệt là khi tính đến việc tâm lý toàn cầu đang cải thiện nhờ việc tâm lý toàn cầu đang cải thiện nhờ việc triển khai việc tiêm vắc-xin và số ca mắt Covid-19 đang giảm dần trên toàn cầu.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm và đồng “Bạc xanh” cũng suy yếu cũng là một yếu tố thúc đẩy đà tăng của vàng, theo Reuters.
Vàng cũng được hỗ trợ nhờ một số nhà đầu tư tìm cách mua vào ở mức thấp, theo chuyên gia phân tích của StoneX – Rhona O’Connell. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn nghĩ thị trường trái phiếu sẽ cần nhiều thời gian hơn để đổi chiều.
Lợi suất trái phiếu tăng cao đã đe dọa danh hiệu tài sản chống lạm phát của vàng trong năm nay, đẩy vàng xuống mức thấp nhất 1.676,1 USD kể từ ngày 05/06/2020 vào hôm 08/03.
Lượng vàng nắm giữ tại quỹ SPDR Gold Trust – quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 04/2020 vào ngày 08/03.
Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã bị chia rẽ về việc can thiệp bằng các tăng việc mua trái phiếu trước cuộc họp vào thứ Năm tuần này (11/03).
Trên thị trường kim loại, giá bạc tăng 2,8% lên mức 25,78 USD/ounce. Giá Palladium giảm 0,7% xuống mức 2.300,23 USD. Giá bạch kim tăng 2,9% lên mức 1.168,46 USD, sau khi tăng tới 3,5% trước đó.
Dầu
Giá dầu thô biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay sau khi dầu Brent giảm xuống dưới 68 USD/thùng vào phiên giao dịch trước đó vì lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại Arabia Saudi dần tan biến.
Giá dầu thô WTI giảm 0,12% xuống mwucs 63,92 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng -,19% lên mức 67,31 USD/thùng.
Trong ngày hôm qua (09/03), giá dầu Brent giảm xuống dưới 68 USD/thùng trong một phiên giao dịch đầy biến động, khi lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung tại Arabia Saudi dần tan biến. Nhưng sự chững lại trong đà tăng của đồng USD và triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn nhờ OPEC đã kìm hãm đà giảm giá.
Vào ngày thứ Hai (08/03), giá dầu thô đã tăng lên cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, một ngày sau khi lực lượng Houthi của Yemen bắn máy bay không người lái và tên lửa vào trung tâm ngành công nghệ dầu mỏ của Arabia Saudi.
Tuy nhiên, giá đã giảm vì lo ngại về nguồn cung suy yếu. Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent giảm hơn 1% xuống mức 67,52 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm trở lại sau khi đã tăng lên 69,33 USD. Vào ngày 08/03, giá dầu Brent đã đạt 71,38 USD/thùng, đây là mức cao nhất kể từ ngày 08/01/2020.
Giá dầu WTI cũng giảm 1,6% xuống mức 64,01 USD/thùng. Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá cũng đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Trong phiên giao dịch đêm, giá dầu thô của Mỹ tiếp đà giảm vì dự trữ dầu thô của Hoa Kỳ đã tăng mạnh trong tuần gần đây nhất, theo các nguồn tin trích dẫn dữ liệu từ Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ.
Theo đó, tồn kho dầu thô Mỹ đã tăng 12,8 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 05/03, nhiều dự báo trước đó của các chuyên gia trong buổi khảo sát của Reuters tăng 816.000 thùng.
Trong báo cáo hàng tháng của EIA, ước tính sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ sẽ giảm 160.000 thùng/ngày trong năm nay xuống 11,15 triệu thùng/ngày, mức giảm ít hơn so với dự báo trước đó là giảm 290.000 thùng/ngày.
Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với Nga và các nước đồng minh (OPEC+), đã quyết định tiếp tục giảm sản lượng, theo đó thúc đẩy một đợt tăng giá.
Bên cạnh đó, đồng USD mạnh, thường làm giảm nhu cầu của nhà đầu tư đối với hàng hóa, đã gây áp lực lên giá vàng, theo các chuyên gia phân tích. Đồng “Bạc xanh” đã giảm từ đỉnh 3 tháng xác lập trước đó.
Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi dự báo về sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau khi Thượng viện đã thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng Thống Joe Biden.
Nông sản
Giá lúa mì tại Mỹ tăng hơn 1%, sau khi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ giảm dự báo tồn trữ lúa mì toàn cầu.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 05/2021 tăng 10 US cent lên 6,56-½ USD/bushel. Giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 1-¼ US cent xuống 5,45-¾ USD/bushel, trong khi giá đậu tương kỳ hạn tháng 05/2021 tăng 6-¼ US cent lên 14,4 USD/bushel.
Trong báo cáo cung cầu hàng tháng của USDA cắt giảm dự báo tồn trữ lúa mì toàn cầu trong năm 2020/21 xuống 301,19 triệu tấn, từ mức 304,22 triệu tấn dự báo tháng 02/2021.