March 29, 2023
TT thị trường ngày 01/07/2021: Chứng khoán diễn biến trái chiều, thị trường vàng ảm đạm trong tháng 6

TT thị trường ngày 01/07/2021: Chứng khoán diễn biến trái chiều, thị trường vàng ảm đạm trong tháng 6

Phố Wall đóng cửa các mức tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch ngày hôm qua. Cụ thể, Dow Jones giảm 0,39%, S&P 500 giảm 0,16% trong khi Nasdaq tăng nhẹ 0,09%.

S&P 500 lao dốc gần 3% do giá dầu giảm, lĩnh vực tài chính và công nghệ đều giảm hơn 1% còn công nghệ và dịch vụ viễn thông tăng hơn 0,7%.

Phố Wall thời gian gần đây hưởng lợi từ sự lạc qua về gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD của chính quyền Tổng thống Joe Biden và chiến dịch tiêm chủng Vắc-xin Covid-19, củng cố quan điểm kinh tế Hoa Kỳ đang trên đà phục hồi. Đồng thời, lo ngại cũng xuất hiện về nguy cơ nền kinh tế quá nóng và lợi suất trái phiếu chính phủ gần đây tăng, khiến cho nhà đầu tư dồn sự chú ý vào cuộc họp chính sách ngày 16 và ngày 17/03 của FED.

Số liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ trong tháng 2 giảm nhiều hơn dự báo do thời tiết lạnh. Một báo cáo khác chỉ ra sản lượng nhà máy ở Mỹ giảm sâu vì báo cáo mùa đông ở bang Texas.

Vàng

Giá vàng tăng trở lại trong phiên giao dịch sớm sau khi giảm nhẹ vào cuối phiên hôm qua vì đồng USD phục hồi.

Trong phiên giao dịch sáng nay (17/03), giá vàng giao ngay tăng 0,04$ lên mức 1.731,4 USD/ounce . Giá vàng giao tháng 5 cũng tăng 0,06% lên 1.730,3 USD.

Kim loại quý tăng giá bất chấp sự phục hồi của đồng “Bạc xanh”. Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index – thước đo sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền đối thủ, tăng 0,04% lên mức 91,87.

Giá vàng giảm nhẹ vào cuối phiên ngày hôm qua (16/03) vì áp lực từ đồng USD mạnh trở lại, trong khi giới đầu tư chờ đợi các gợi ý về chính sách từ cuộc họp trong hai ngày của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED).

FED là rủi ro lớn đối với vàng, và nếu FED không có hành động nào hạ nhiệt thị trường trái phiếu, thị trường vàng sẽ xuất hiện tình trạng bán tháo, theo chuyên gia phân tích thị trường cấp cao của OANDA.

Cuộc họp trong hài ngày của Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ (FED) sẽ kết thúc vào ngày hôm nay (17/03). 

Theo Reuter, Ngân hàng trung ương dự kiến sẽ nhắc lại cam kết duy trì lãi suất ở gần mức 0 cho đến khi nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng lao động.

Theo nhận định của ông Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao của Kitco Metals: “Triển vọng trong ngắn hạn rất bi quan và điều đó đã thúc đẩy những nhà giao dịch lão làng bán ra trên thị trường vàng. Có thể sẽ cần xảy ra một số vấn đề địa chính trị để đảo ngược tình thế”.

Trên thị trường kim loại, giá Palladium tăng 4,4% lên mức 2.493,25 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất trong năm là 2.520,31 USD.

Trong khi đó, giá bạc giảm 1,5% về mức 25,87 USD/ounce và giá bạch kim cũng giảm nhẹ 0,3% xuống ức 1.208,59 USD.

Dầu

Giá dầu thô tiếp tục đà giảm trong phiên giao dịch sáng nay sau khi Pháp, Đức và các quốc gia Châu Âu khác tạm dừng sử dụng vắc-xin Covid-19, đe dọa đến sự phục hồi của nhu cầu nhiên liệu.

Giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 0,67% về mức 64,95 USD/thùng, giá dầu thô Brent giao tháng 5 không đổi tại 68,55 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm phiên thứ 3 liên tiếp trong ngày hôm qua (16/03), vì Pháp, Đức và các quốc gia Châu Âu khác tạm dừng sử dụng vắc-xin Covid-19, đe dọa đến sự phục hồi nhu cầu nhiên liệu. 

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thô Brent giảm 49 US cent xuống mức 68,39 USD/thùng trong khi dầu thô Hoa Kỳ giảm 59 US Cent về mức 64,8 USD/thùng.

Vào đầu tháng này, giá dầu thô Brent đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2020, trong khi dầu thô của Mỹ đạt mức cao nhất kể từ năm 2019, theo Reuters.

Pháp, Đức và Italia cho biết sẽ tạm dừng sử dụng vắc-xin Oxford/AstraZeneca Covid-19 sau khi có báo cáo về các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra, mặc dù Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) cho biết không có mối liên hệ nào với vắc-xin này.

Cơ quan giám sát dược phẩm của Châu Âu cũng cho biết về lợi ích của Vắc-xin AstraZeneca lớn hơn rủi ro của nó. Các nhà đầu tư lo ngại về tốc độ tiêm chủng chậm chạp tại Liên minh Châu Âu (EU) có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.

Đại dịch toàn cầu đã làm giảm nhu cầu về dầu trên toàn Thế Giới. Giá đã phục hồi về mức được thấy trước cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, nhưng mức tăng đã bị kìm hãm bởi tiến độ triển khai vắc-xin chậm chạp ở nhiều quốc gia.

Tại Mỹ, tồn kho dầu thô đang tăng do các nhà máy lọc dầu vẫn chưa phục hồi toàn cầu số đợt đóng giá lạnh kéo dài cả tuần vào tháng 2 ở Texas khiến hoạt động của họ phải tạm dừng.

Các nhà phân tích tại PVM cho biết các báo cáo tuần của Hoa Kỳ sẽ định hình xu hướng thị trường dầu trong ngắn hạn, đồng thời sức mạnh của đồng USD so với các đồng tiền khác cũng ảnh hưởng đến giá dầu.

Dữ liệu thương mại từ Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ vào cuối ngày hôm qua (16/03) chỉ ra kho dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm khoản 1 triệu thùng trong tuần trước.

Trước khi dữ liệu chính thức được công bố vào ngày hôm nay (17/03), các nhà phân tích dự báo tồn khi dầu thô tăng khoản 3 triệu thùng trong tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Dữ liệu của chính phủ tuần trước đó cho thấy các kho dự trữ tăng gần 14 triệu thùng.

Các nhà máy lọc dầu của Mỹ đang thu hẹp việc thuê tàu trong thời gian dài hơn, một dấu hiệu không chắc chắn khác về việc khi nào nhu cầu dầu toàn cầu sẽ trở lại mức trước đại dịch, theo các nguồn vận chuyển các nguồn vận chuyển và thương mại.

Nông sản

Giá ngô tăng do nhu cầu xuất khẩu mạnh sau khi Bông Nông nghiệp Mỹ khẳng định xuất khẩu mạnh nhất sang Mỹ kể từ tháng 1.

Sau nhiều tuần xuất khẩu ngô chậm chạp, các thương nhân đã dự đoán Trung Quốc tăng cường mua trước các cuộc đàm phán cấp cao của Mỹ vào cuối tuần này.

  • Giá ngô trên sàn giao dịch Chicago tăng 4-¾ US cent lên mức 5,54-¼ USD/bushel 
  • Lúa mì tăng nhẹ 0,23% đạt mức 646,25 US cent/bushel
  • Đậu tương cũng tăng nhẹ 0,19% đạt mức 1.421,75 US cent/bushel

Leave a Reply