
Phố Wall đóng cửa trái chiều vào ngày cuối tháng nhưng có quý tăng thứ 4 liên tiếp
Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua (23/3), thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm điểm khi các cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn nhất từ diễn biến của nền kinh tế.
Chỉ số S&P 500 giảm 0,8% xuống 3.910,52 điểm, do áp lực từ ngành công nghiệp và vật liệu. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones cũng mất 308,05 điểm, tương đương 0,9%, xuống 32.423,15 điểm, khi Caterpillar rớt 3,4%. Nasdaq Composite sụt 1,1% xuống 13,227,70 điểm. Chỉ số vốn hóa nhỏ Russell 2000 giảm 3,6% xuống 2.185,69 điểm và ghi nhận ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 6.
Cổ phiếu ngành du lịch và bán lẻ đã bị bán tháo, trong khi các lệnh hạn chế mới được đưa ra tại một số quốc gia. Cổ phiếu của các hãng du thuyền Carnival và Norwegian Cruise Line giảm hơn 7%. American Airlines và United Airlines cũng mất hơn 6%. Nhà bán lẻ Gap giảm gần 8%.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hầu hết các khu vực trên toàn cầu đang chứng kiến sự gia tăng đột biến của số ca nhiễm Covid-19 do các biến thể mới tiếp tục lây lan. Đức đang gia hạn lệnh phong toả cho đến ngày 18/4, trong khi gần 1/3 nước Pháp đã bắt đầu lại đợt phong toả kéo dài 1 tháng vào hôm Bảy (20/03). Giá dầu giảm hơn 6% trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ 3 có nguy cơ bùng phát.
Phiên ngày thứ Ba đánh dấu 1 năm thị trường chạm đáy sau cuộc khủng dịch bệnh chưa từng có, khiến S&P 500 giảm 30% chỉ trong 22 ngày khi chứng kiến đợt bán tháo mạnh nhất từ trước đến nay trong một thị trường giá xuống.
Thị trường đã đồng loạt hồi phục mạnh sau một khoảng thời gian tồi tệ, với S&P 500 tăng khoảng 80% kể từ mức đáy của 1 năm trước. Nasdaq Composite tăng hơn 90%, trong khi chỉ số Dow tăng khoảng 75% trong cùng thời gian.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) – Jerome Powell và Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lần đầu tiên cùng xuất hiện vào ngày hôm qua trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Hoa Kỳ. 2 vị quan chức nhận định hiện tại mức giá của các loại tài sản trên thị trường đang được định giá cao nhưng họ không lo ngại về sự ổn định tài chính.
Trong khi đó, ông Powell nhấn mạnh rằng khi đã đến lúc tiếp tục chương trình mua tài sản trị giá hàng tỷ USD, ngân hàng trung ương có động thái cẩn thận và từ từ.
Vàng
Giá vàng biến động trái chiều trong phiên giao dịch sáng nay sau khi đã giảm nhẹ vào phiên trước vì đồng USD mạnh lên.
Trong phiên giao dịch sáng ngày thứ Tư (24/3), giá vàng giao ngay giảm 0,05% xuống 1.727,1 USD/ounce, trong khi giá vàng giao tháng 5 tăng 0,02% lên 1.725,5 USD.
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch ngày hôm qua (23/3), vì đồng USD lên cao nhất trong hai tuần đã làm suy yếu sự hỗ trợ từ việc lợi suất trái phiếu Mỹ sụt giảm.
Tại thời điểm khảo sát, chỉ số USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ, tăng 0,07% lên 92,42. Đồng USD mạnh làm tăng chi phí sở hữu vàng của những người mua bằng đồng ngoại tệ khác.
nhà phân tích thị trường Han Tan của FXTM cho biết: “Vàng phải làm tất cả để thoát ra khỏi xu hướng giảm hiện tại, đặc biệt là với sự phục hồi của đồng USD”.
Tuy nhiên, tín hiệu từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất thấp và các gói kích thích tài chính tiềm tàng khác đã kìm hãm đà giảm của kim loại quý và vàng có thể thu hút thêm sự hỗ trợ từ khả năng hồi phục trong bối cảnh các trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng trở lại và sự lạc quan về triển vọng kinh tế suy giảm sẽ ảnh hưởng đến lợi suất, theo Reuters.
Hôm 23/3, chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng ông dự kiến lạm phát sẽ tăng trong năm nhưng nó sẽ không quá cao và không kéo dài.
Trên thị trường kim loại, giá bạc giảm 2,7% xuống 25,08 USD và giá bạch kim giảm 1,1% xuống 1.170,01 USD, trong khi palladium tăng 0,2% lên 2.620,51 USD.
Dầu
Giá dầu thô Brent tăng trở lại trong phiên giao dịch sáng nay sau khi giảm gần 6% vào phiên trước vì lo ngại về các biện pháp hạn chế chống dịch mới và sự chậm chạp trong triển khai vắc xin tại châu Âu làm gia tăng tình trạng dư cung bất ổn.
Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,19% xuống 57,65 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 5 tăng 0,46% lên 60,66 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm khoảng 6% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba (23/3), giảm sâu hơn trong phiên giao dịch muộn, vì lo ngại về các biện pháp hạn chế phòng dịch mới và sự chậm chạp trong việc triển khai vắc xin tại châu Âu làm gia tăng tình trạng dư cung.
Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent giao sau giảm 5,9% xuống 60,79 USD/thùng. Trong phiên có thời điểm giá dầu Brent xuống mức thấp nhất là 60,50 USD. Giá dầu thô WTI kết phiên với mức giảm 6,2%, xuống 57,76 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp trong phiên là 57,32 USD.
Cả hai loại dầu đều giao dịch gần mức thấp chưa từng thấy kể từ ngày 9/2.
Trong phiên giao dịch muộn sau khi thị trường đóng cửa, giá dầu thô của Mỹ tiếp tục giảm còn 57,25 USD/thùng, trong khi dầu Brent chạm 60,27 USD/thùng. Sự sụt giảm diễn ra sau khi dự trữ dầu thô của Mỹ tăng và tồn kho xăng giảm trong tuần gần đây nhất.
Các nguồn tin trích dẫn số liệu từ Viện xăng dầu Mỹ cho biết dự trữ dầu thô đã tăng 2,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 19/3, đi ngược lại dự báo của các nhà phân tích trong cuộc thăm dò của Reuters là giảm khoảng 300.000 thùng.
Dữ liệu chính thức sẽ được công bố vào sáng ngày thứ Tư (24/3).
Bjornar Ton Haugen, người đứng đầu thị trường dầu tại Rystad Energy, nhận định con đường phục hồi của nhu cầu dầu có vẻ đầy chông gai khi thế giới tiếp tục chiến đấu với đại dịch COVID-19.
“Giá dầu lại giảm vào thứ Ba, chứng tỏ sự điều chỉnh của tuần trước là chưa đủ sâu và thị trường đã giao dịch với tâm lý lạc quan quá mức trong thời gian gần đây, coi thường rủi ro của đại dịch”, ông Tonhaugen nói thêm.
Các đợt phong tỏa kéo dài ở châu Âu diễn ra với mối đe dọa của làn sóng bùng dịch thứ ba từ một biến thể mới của virus COVID-19 trên lục địa.
Đức, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất của châu Âu, đang gia hạn thời gian phong toả cho đến ngày 18/4. Trong khi gần một phần ba nước Pháp đã bắt đầu tình trạng phong toả kéo dài một tháng vào thứ Bảy tuần trước (20/3) sau khi các ca nhiễm bệnh ở Paris và các vùng phía bắc nước Pháp tăng vọt.
Đồng USD mạnh hơn cũng ảnh hưởng đến giá dầu, vì thường làm cho giá dầu được giao dịch chủ yếu bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Nông sản
Giá đậu tương Mỹ tăng trong phiên vừa qua do giá dầu đậu tương tăng mạnh vì nguồn cung dầu ăn trên toàn cầu bị thắt chặt.
Theo đó, giá đậu tương hợp đồng tham chiếu trên sàn Chicago tăng 5-3/4 US cent lên 14,23-1/4 USD/bushel.
Giá dầu đậu tương kỳ hạn tháng 5 trên sàn Chicago đạt 58,25 US cent/lb, cao nhất kể từ năm 2012, do nhu cầu dầu thực vật tăng mạnh trên toàn cầu.